
Ngữ Văn Lớp 7 –Bài giảng Từ trái nghĩa | Tiếng Việt Từ và cụm từ | Cô Lê Hạnh
Bài giảng Từ trái nghĩa ngữ văn lớp 7 | Tiếng Việt Từ và cụm từ | Ngữ Văn Lớp 7- Bài tập SGK , hk1, hk2, tập 1, tập 2, học kì 1,học kì 2
♦Giáo viên: Lê Hạnh
► Khóa học của cô:
Khóa Ngữ Văn lớp 7:
————¤¤¤¤¤¤¤¤————-
♦ Các bạn hãy nhanh tay like và subscribe để nhận được đầy đủ bộ tài liệu quan trọng, các video chữa đề và bài tập chi tiết nhất tại:
Hoặc tham khảo thêm:
►Website giúp học tốt:
►Fanpage:
►Hotline: 0965012186
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
‡ “Đam mê- sáng tạo- tự -giác- thành công” .Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn cho các học sinh khối THCS, cô Lê Hạnh luôn luôn có ý thức tìm hiểu, vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Với giọng văn truyền cảm, tràn đầy nhiệt huyết, cách trình bày rõ ràng, tư duy khoa học, cô đã, đang và sẽ mang đến cho các thế hệ học trò những bài giảng hay, lôi cuốn, hấp dẫn. Cô luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và yêu cầu học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng nỗ lực không ngừng, phát huy năng lực sáng tạo, chủ động, năng lực giải quyết vấn đề đặc biệt là năng lực tự học ở các em.
———–¤¤¤¤¤¤¤¤————
Phân tích tác phẩm Bài giảng Soạn bài Từ trái nghĩa
I. Thế nào là từ trái nghĩa?
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Câu 1: Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng – cúi (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ – già, đi – trở lại (Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).
Câu 2: Trẻ – già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; trong trường hợp rau già, cau già, trái nghĩa với già là non (rau non, cau non)
II. Sử dụng từ trái nghĩa
Câu 1: Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch:
+ Ngẩng đầu – cúi đầu: Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.
+ Đi trẻ – về già: Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.
Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.
Câu 2: Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
III. Luyện tập
Câu 1: Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho là:
Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.
Câu 2: Các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau:
Câu 3: Điền các từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau:
+ Chân cứng đá mềm
+ Vô thưởng vô phạt
+ Có đi có lại
+ Bên trọng bên khinh
+ Gần nhà xa ngõ
+ Buổi đực buổi cái
+ Mắt nhắm mắt mở
+ Bước thấp bước cao
+ Chạy sấp chạy ngửa
+ Chân ướt chân ráo
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa:
Tham khảo đoạn văn sau:
Đối với người, ai làm gì lợi cho nhân dân cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kì ai làm gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi cho Tổ quốc cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù.
(Hồ Chí Minh)
+ Các từ trái nghĩa: lợi – hại, bạn – kẻ thù.
+ Sự sóng đôi của các từ trái nghĩa có tác dụng gây ấn tượng tương phản cho hình tượng, nêu bật được bản chất của cái được nói đến, giúp cho lời văn nhịp nhàng, tăng sức liên kết,…
———-¤¤¤¤¤¤¤¤————
♥Giuphoctot.vn luôn đồng hành cùng bạn!
Nguồn: https://asqnet.org
Xem thêm bài viết khác: https://asqnet.org/giao-duc
Xem thêm Bài Viết:
- Mendeleev – Cha Đẻ “Bảng Tuần Hoàn Hóa Học”, Bị Khước Từ Giải Nobel
- Toán học lớp 7 – Bài 2 – Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
- Bé Kutin Hào Hứng Học Tiếng Anh Tại Anh Ngữ Việt Mỹ VATC | Dạy Bé Tiếng Anh
- Chữa đề thi chính thức vào 10 môn Toán Tỉnh Hà Nội- 2019-2020 (P1)
- BÀI 24 LẬP TRÌNH C – HƯỚNG DẪN VỀ MẢNG MỘT CHIỀU TRONG LẬP TRÌNH C
20 Comments on "Ngữ Văn Lớp 7 –Bài giảng Từ trái nghĩa | Tiếng Việt Từ và cụm từ | Cô Lê Hạnh"